Công Ty Luật Phước và Các Cộng Sự

2 cách cơ bản để bảo vệ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn

2 cách cơ bản để bảo vệ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn

Ngày nay, bí mật kinh doanh không những giúp tạo ra những điểm riêng của một doanh nghiệp mà nó còn đóng vai quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững đối với doanh nghiệp ấy. Đơn cử trường hợp của Coca – Cola, công thức chế biến đồ uống nhẹ mang tên Coca – Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca – Cola và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia. Những ai biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ.

Từ đó, có thể thấy rằng, mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược để bảo vệ bí mật kinh doanh của riêng mình. Một số biện pháp doanh nghiệp có áp dụng để bảo vệ bí mật kinh doanh.

1. Nhận dạng bí mật kinh doanh, đồng thời áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp cận đối với bí mật kinh doanh.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, khác với các tài sản trí tuệ khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không được xác lập thông qua việc đăng ký văn bằng bảo hộ mà được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ xác định Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Từ đó, điều kiện để một bí mật kinh doanh được bảo hộ là:

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, để bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình được bảo hộ (tự động) doanh nghiệp trước hết cần nhận dạng, xác định thông tin nào của doanh nghiệp sẽ được coi là bí mật kinh doanh. Khi quyết định khi coi một thông tin là bí mật kinh doanh, cần cân nhắc giá trị của thông tin đó đối với doanh nghiệp, hiện tại thông tin đã được phổ biến rộng rãi đến đâu; khả năng doanh nghiệp có thể bảo mật thông tin này.

Sau khi xác định được bí mật kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết như hạn chế tiếp cận thông tin, chỉ bộc lộ thông tin với những người thực sự cần biết thông tin đó đồng thời tập huấn nội bộ, nhắc nhở nhân viên ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ bí mật kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện việc bảo hộ bí mật kinh doanh bằng cách lưu trữ các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến bí mật kinh doanh dưới dạng thông tin điện tử, đồng thời mã hóa thông tin, hạn chế truy cập và giám sát, quản lý việc truy cập thông tin hay lưu trữ trên hệ thống đám mây được thiết lập quyền bảo mật bằng tài khoản riêng.

2. Áp dụng các thỏa thuận bảo mật thông tin đối với các nhân viên trong công ty, các khách hàng hay đối tác.

Để đảm bảo bí mật kinh doanh của mình không bị tiết lộ, nhiều doanh nghiệp có xu hướng xây dựng các quy chế nội bộ để bảo vệ bí mật kinh doanh, đồng thời soạn thảo Thỏa thuận bảo mật thông tin (Non discloure Agreement – NDA) để yêu cầu nhân viên, khách hàng hay đối tác – những người trong quá trình làm việc được trực tiếp tiếp cận với bí mật kinh doanh – cam kết bảo mật thông tin đó. Từ đó, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến việc tiết lộ bí mật kinh doanh, NDA đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trong quá trình xây dựng quy chế để bảo vệ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do vướn mắt đối với các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Để việc bảo hộ bí mật kinh doanh được hiệu quả, quý khách nên tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý của công ty luật chuyên về sở hữu trí tuệ.

P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Vì vậy, kính mong quý khách liên hệ với chúng tôi trong quá trình xây dựng quy chế bảo vệ bí mật kinh doanh để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Exit mobile version