VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
Le Minh Tai
BÌNH ĐẲNG GIỚI- NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
Lịch sử phát triển của loài người mở đầu bằng chế độ mẫu hệ. Sau khi tồn tại một thời gian ngắn thì được thay bằng chế độ phụ hệ. Người đàn ông trở thành trụ cột của gia đình, có tiếng nói và có quyền quyết định tất cả mọi việc. Cụ thể là dưới chế độ phong kiến Việt Nam, ảnh hưởng của Nho giáo cũng có mặt tích cực khi đưa thuyết “tam tòng”, “tứ đức” giúp nâng cao giá trị người phụ nữ, mặt hạn chế của Nho giáo là phụ nữ có ba điều phải tuân theo, không có quyền tự định đoạt theo ý mình 1. Tại gia tòng phụ người con gái ở nhà phải nghe theo cha 2. Xuất giá tòng phu lúc lấy chồng phải nghe theo chồng 3. Phu tử tòng tử nếu chồng qua đời phải nghe theo con trai. Vì vậy trong kho tàng văn học trung đại thể hiện sự phản kháng về địa vị người phụ nữ điển hình như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương với bài thơ Bánh trôi nước.
Sang đến thời kỳ nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào thế kỷ 19, dưới tác động của các chính sách khai thác thuộc địa, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp, ảnh hưởng các trào lưu trên thế giới đã làm thay đổi nước ta trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,…Khi xã hội thay đổi thì ảnh hưởng tới phụ nữ, người phụ nữ xuất hiện trên mọi công việc, họ trở thành một lực lượng xã hội, họ muốn nam nữ bình quyền điển hình là sự xuất hiện của tờ báo Nữ giới chung năm 1918 tại Sài Gòn do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút, có nhiều bài viết về nam nữ bình quyền. Thực chất nữ quyền xuất phát từ phương Tây là một tư tưởng, luồng gió mới đối với nước ta, vì vậy tờ báo đầu tiên này chỉ hưởng ứng về giáo dục chứ chưa bình đẳng về chính trị và bình đẳng trước pháp luật, vẫn bám chặt Nho gia về trật tự xã hội.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ cho rằng sự nghiệp cách mạng không thể thành công nếu không có phụ nữ tham gia “ Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người”. Cách Mạng Tháng Tám thành công, Người ghi rõ “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”, Người thành lập Hội phụ nữ và phụ nữ được tham gia bầu cử trong Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, đã thể hiện tư tưởng giải phóng phụ nữ về chính trị.
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
Tiếp thu tư tưởng tiến bộ trong lịch sử nước ta năm 2006 Luật Bình Đẳng Giới ra đời. Cụ thể trong khoản 3 điều 5 Luật Bình Đẳng giới năm 2006 quy định: “ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau , được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Tuy nhiên hiện nay nhận thức về điều này chưa đúng nghĩa là mọi người cho rằng những công việc nặng nhọc của nam thì nữ cũng có thể làm, như vậy mới thể hiện bình đẳng. Luận điểm này chưa toàn diện thì không xét đến yếu tố sinh học về giới tính, nếu chúng ta nhận thức toàn diện hơn là việc hãy để cho nam nữ làm điều họ yêu thích, tạo sự công bằng, dân chủ thì vấn đề về giới sẽ không còn là vấn đề.
Còn vấn để nữa là trong nhận thức của các gia đình là muốn có con trai để nối dõi tông đường do ảnh hưởng của Nho giáo xem trọng con trai, vì vậy dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh, điều này phải thay đổi ứng xử của xã hội về giới thì mới phá bỏ định kiến, ví dụ cha mẹ mất đi thì con gái vẫn thờ cha mẹ, con gái vẫn chăm sóc cha mẹ khi tuổi già, không gây áp lực khi mang thai bé gái như khinh thường khi mang con gái.
Các thành viên trong gia đình phải cùng nhau chia sẻ việc nhà, nghĩa là ai cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau, điều này làm cho mối quan hệ gia đình thêm khắng khít.
Vơ và chồng cùng nhau giáo dục con, điều này thể hiện trách nhiệm và tình yêu thương của ba mẹ đối với con.
Trong gia đình vợ chồng đôi lúc không thuận hòa nhưng tránh việc dùng bạo lực để giải quyết, mà phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Vợ chồng phải có trách nhiệm đối với sức khỏe sinh sản nghĩa là tránh mang thai ngoài ý muốn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi vợ mang thai thì trợ giúp việc nhà, đảm bảo dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi
Để bảo đảm tính đoàn kết thống nhất, vì vậy khi có vấn đề chung của gia đình, phải đảm bảo tính dân chủ, cùng nhau bàn bạc để ra quyết định.
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI
Thay đổi nhận thức về bình đẳng giới là quá trình thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự nhận thức của toàn xã hội, vì vậy phải tuyên truyền Luật bình đẳng giới thường xuyên với những câu khẩu hiệu đơn giản dễ hiểu để ai cũng nhận thức về việc bình đẳng này. Tuy nhiên Nhà nước cũng đưa ra các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới như vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự, vợ chồng bình đẳng nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung và quyết định các nguồn lực của gia đình, sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật,…
Còn về quản lý nhà nước thì quy định tỷ lệ nam, nữ trong các lĩnh vực (ví dụ quy định tỷ lệ nữ trong Đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân), trong lĩnh vực lao động thì hành vi vi phạm pháp luật như không thực hiện pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ, từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.