Khi một nhân viên rời công ty, bất kể trong hoàn cảnh nào, có rất nhiều thứ cần làm chứ không phải chỉ là nói lời tạm biệt. Bởi vậy, một quy trình nghỉ việc thích hợp sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, đặc biệt là vấn đề cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc. Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng có thể hiểu rõ vấn đề hơn.
Một bản cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc đã được ký kết lúc nhân viên mới nhận việc, nhưng nó mới chỉ nhấn mạnh vào trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong quá trình làm việc tại công ty. Bây giờ, khi nhân viên đã không còn là một phần trong đội ngũ nhân sự nữa, bản cam kết mới với một số điều khoản thay đổi là cần thiết.
Hủy bỏ quyền truy cập, thu hồi các tài khoản nội bộ công ty của nhân viên muốn rời công ty.
Doanh nghiệp cần chứng minh được công việc mà người lao động đang làm có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh của công ty. Như vậy doanh nghiệp mới có thể yêu cầu người lao động ký cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc nhằm đề phòng việc người lao động sẽ tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ hoặc các công ty khác.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”
Thông thường cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc này nên được ký trước khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp, tất cả những vấn đề liên quan đến thời gian bảo mật thông tin, cách thức bảo mật, thời gian bảo mật thông tin, nghĩa vụ bồi thường khi không thực hiện đúng cam kết bảo mật… do hai bên thỏa thuận trong cam kết.
*Nội dung cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc
Thông thường, các doanh nghiệp xây dựng cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc với phạm vi thông tin người lao động cần bảo mật là “tất cả các thông tin thuộc về bí mật kinh doanh của công ty” nhưng lại không cụ thể nội dung “bí mật kinh doanh” phải bảo mật là gì. Đồng thời, trong Bản cam kết cũng không đưa ra được văn bản hay cơ sở pháp lý nào để viện dẫn đến khái niệm “bí mật kinh doanh”.
Việc không cụ thể hóa những nội dung phải bảo mật dễ dẫn đến việc tranh chấp về cách hiểu về việc thông tin nào thuộc phạm vi của bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, nếu liệt kê các thông tin phải bảo mật thì có khả năng không bao quát được tất cả phạm vi thông tin cần bảo mật. Do đó, để đảm bảo nội dung phạm vi bảo mật được chặt chẽ, Doanh nghiệp có thể xem xét đến các phương án sau:
- Thứ nhất, nếu Điều lệ, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc các quy chế, thỏa thuận khác của Doanh nghiệp đã được phổ biến đến người lao động có quy định về khái niệm “bí mật kinh doanh” thì viện dẫn đến văn bản đó;
- Thứ hai, nếu các văn bản được đề cập trên chưa có quy định về cách hiểu như thế nào là “bí mật kinh doanh” thì có thể tham chiếu quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2006 để cụ thể hóa khái niệm “bí mật kinh doanh” trong trường hợp này.
*Điều khoản cam kết của người lao động
- Thứ nhất, Doanh nghiệp cần xem xét, tham khảo văn bản, ý kiến của luật sư để bao quát hết phạm vi những hành vi mà người lao động có thể vi phạm, thay vì liệt kê các hành vi tiết lộ thông tin mà người lao động không được thực hiện. Trong đó cần chú trọng đến các hành vi: sao chép, lưu trữ, sử dụng, cung cấp và các hình thức tiết lộ thông tin khác đến bên thứ ba.
- Thứ hai, thông thường doanh nghiệp giới hạn thời gian người lao động có nghĩa vụ bảo mật thông tin là một (01) năm. Không phải trường hợp nào giới hạn 01 năm cũng hợp lý bởi vì, pháp luật không giới hạn thời gian phải cam kết bảo mật.
Đồng thời, hoạt động kinh doanh và các thông tin thuộc về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mà người lao động biết được, thời gian có giá trị của thông tin đó đối với hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, bên thứ ba là khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá trong từng trường hợp cụ thể để xác định thời gian yêu cầu bảo mật phù hợp. - Thứ ba, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của cam kết, nhận thức của người lao động và thế chủ động của doanh nghiệp trong phương thức bảo vệ bí mật thông tin cho mình, doanh nghiệp có thể xem xét đến việc quy định người lao động đồng ý cho doanh nghiệp được thông báo đến bên thứ 3 bất kỳ về việc có cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc giữa người lao động và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng cam kết bảo mật thông tin khách hàng hoặc bài viết Thỏa thuận bảo mật thông tin cần lưu ý những vấn đề gì?
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.