Công Ty Luật Phước và Các Cộng Sự

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC

dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn được gọi là hợp đồng BCC, trong đó BCC là viết tắt của Business Cooperation Contract) được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn liên quan. Dưới góc độ pháp luật đầu tư, hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. .

  1. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn ký kết hợp đồng BCC với nhà đầu tư trong nước hoặc với các nhà đầu tư nước ngoài khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, vui lòng lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật đầu tư, các bên tham gia ký kết hợp đồng BCC phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.

Vì không thành lập pháp nhân độc lập, các bên trong hợp đồng BCC cần có một cơ chế phối hợp hoạt động và đảm bảo việc chia sẻ quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, các bên tham gia hợp đồng BCC có thể thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

  1. Nội dung của hợp đồng BCC

Về nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trước khi tham gia ký kết hợp đồng BCC, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những nội dung chủ yếu sau đây của hợp đồng BCC theo quy định của pháp luật đầu tư:

  1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  4. Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  5. Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  6. Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC

Sau khi ký kết hợp đồng BCC, các bên sẽ thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư theo hợp đồng BCC.

Theo quy định, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư trong thời hạn sau đây:

  1. Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành. Theo quy định, hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Một trong những ưu điểm của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC là các bên không phải thành lập pháp nhân mới, không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hợp tác theo hình thức hợp đồng BCC giúp các nhà đầu tư khai thác, tận dụng lợi thế trong kinh doanh, nguồn vốn, nguồn nhân lực của mỗi bên để tiến hành hoạt động kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Trước khi quyết định đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài cần xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, điều kiện kinh tế, chính sách và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam cũng như về đối tác mà nhà đầu tư dự định ký kết hợp đồng BCC.

Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

Exit mobile version