Trong ngành luật nói chung và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng, có rất nhiều những cách nói và viết về một số thông ngữ đặc thù. Chẳng hạn như Li-Xăng hay Pa-Tăng, vậy bạn có hiểu được ý nghĩa của những từ này? Bài viết dưới đây của Phước và Các Đồng Sự nhằm mục đích định nghĩa và phân tích những từ kể trên. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo nội dung dưới đây
Li Xăng là gì?
Li Xăng: Li-xăng cũng là từ được phát âm từ tiếng pháp, license, có nghĩa là cấp phép – là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Đối tượng sở hữu công nghiệp: có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp (như chủ sở hữu nhãn hiệu); hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền (tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp – chẳng hạn người được chuyển nhượng nhãn hiệu).
“Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hợp đồng ly xăng bao gồm 3 loại đó là hợp đồng li xăng độc quyền, hợp đồng li-xăng không độc quyền và hợp đồng li-xăng thứ cấp.
Theo đó, hợp đồng li xăng độc quyền là hợp đồng mà chủ sở hữu nhãn hiệu không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.
Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác. Chẳng hạn, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cho người A sử dụng trong một thời hạn. Trong thời gian này, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có thể đồng thời chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người B.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác. Chẳng hạn: chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người A và trong hợp đồng có quy định, người A có quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người thứ ba. Trường hợp A chuyển nhượng cho người thứ 3 sẽ hình thành hợp đồng sử dụng sở hữu công nghiệp thứ cấp.
Pa tăng là gì
Pa tăng là đọc phiên âm từ tiếng Pháp, từ Patent, có nghĩa là sáng chế. Sáng chế là thành quả đầu tư từ nghiên cứu, và sẽ được cấp cho tác giả, chủ sở hữu khi đáp ứng các tiêu chí như tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
Việc cấp phép như trên sẽ được coi là li-xăng sáng chế, li-xăng, pa tăng. Việc li-xăng không chỉ áp dụng trong pa tăng mà chủ sở hữu của nhãn hiệu, kiểu dáng và đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác cũng có thể cấp li-xăng – chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp.
Sáng chế là do những nhà khoa học, những người có chuyên môn kỹ thuật sáng tạo ra. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng, kinh doanh sáng chế thì không hạn chế đối với một ai. Vì vậy, sáng chế sau khi được sáng tạo ra có thể được chuyển nhượng lại cho các cá nhân, tổ chức khác. Chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế là việc chủ sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Có thể bạn quan tâm: Chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Kết Luận
Việc chuyển giao quyền đối với sáng chế phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng sáng chế). Chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế là một quyết định sáng suốt và đứng đắn, việc này mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thương hiệu, nhãn hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thương hiệu, nhãn hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.