Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho bên sử dụng dịch vụ như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ pháp lý. Việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý là một trong những bước đi quan trọng nhất nhằm ràng buộc quyền và trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp cho các tổ chức hành nghề luật sư trở nên chuyên nghiệp hơn và đồng thời cũng giúp cho việc thỏa thuận giữa họ và Khách hàng trở nên suôn sẻ hơn chính là việc có sẵn cho mình một mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý phù hợp với đặc thù của mỗi tổ chức hành nghề luật sư và dễ thích ứng với nhu cầu của từng khách hàng và từng loại dịch vụ pháp lý khác nhau. Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ giữa các bên. Bài viết này Phước và Các Cộng Sự sẽ giới thiệu về mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý thông dụng, cung cấp những thông tin cơ bản về nội dung và các yếu tố cần có trong một hợp đồng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp để giúp độc giả hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hợp đồng dịch vụ pháp và sử dụng chúng cho phù hợp.
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Số:[…])
– Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 nước CHXHCN Việt Nam
– Căn cứ […];
– Căn cứ […];
– Căn cứ vào nhu cầu thực tế của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của [tổ chức hành nghề luật sư…]
Hôm nay, ngày […] tháng […] năm […], tại […]
Chúng tôi gồm có:
Bên sử dụng dịch vụ:
Người đại diện theo pháp luật/theo ủy quyền: […]
Theo giấy ủy quyền số (nếu có): […]
Chức vụ: […]
Địa chỉ đăng ký: […]
Điện thoại: […]
Sau đây gọi là Bên A
Bên cung cấp dịch vụ:
Người đại diện theo pháp luật/theo ủy quyền: […]
Theo giấy ủy quyền số (nếu có): […]
Chức vụ: […]
Địa chỉ đăng ký: […]
Điện thoại: […]
Số tài khoản ngân hàng: […]
Tại: […]
Sau đây gọi là bên B
Xét rằng sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý ký kết Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý với các điều khoản sau đây:
Điều 1. Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý
- Nội dung vụ việc: […]
1.2. Các dịch vụ pháp lý được cung cấp: […]
Điều 2. Phí dịch vụ, chi phí và phương thức thanh toán
2.1. Phí dịch vụ:
Dịch vụ được cung cấp tại Điều 1.2 sẽ được tính như sau:
- Tính phí theo giờ: Phí dịch vụ theo giờ hiện tại là […]/giờ;
(hoặc)
- Phí dịch vụ cố định cho dịch vụ này là: […]
2.2. Các chi phí khác:
Trong quá trình thực hiện dịch vụ theo Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này, sẽ phát sinh những chi phí như chi phí đi lại, lưu trú, sao lưu, các loại phí, lệ phí, thuế giá trị gia tăng và các chi phí khác.
Đối với các chi phí này, bên […] có trách nhiệm chi trả.
2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán phí dịch vụ, chi phí:
- Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho Bên B thông qua tài khoản ngân hàng được ghi tại trang 1 của Hợp đồng này.
- Thời hạn thanh toán: Ngay khi hai bên đồng ý ký kết Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này, Bên A thanh toán cho bên B một khoản ứng trước tương đương với […] phí dịch vụ. […], phí dịch vụ còn lại sẽ được bên A thanh toán cho bên B khi dịch vụ được hoàn thành.
- Công việc của Bên A được xem là hoàn thành nếu xảy ra một trong các trường hợp sau, tùy sự kiện nào đến trước: […]
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
3.1. Quyền của Bên A:
- Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận;
- Đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận.
3.2. Nghĩa vụ của Bên A:
- Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;
- Thanh toán tiền phí dịch vụ, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này.
- Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc.
- Thanh toán phí dịch vụ và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
4.1. Quyền của Bên B:
- Yêu cầu Bên A thanh toán phí dịch vụ và chi phí theo thoả thuận.
- Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc.
- Yêu cầu Bên A thanh toán phí dịch vụ, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
4.2. Nghĩa vụ của Bên B:
- Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.
- Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A.
Điều 5. Thời hạn hiệu lực
- Hợp đồng có hiệu lực khi hai bên đồng ý ký kết vào Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này và bên B đã nhận đủ […]% phí dịch vụ ứng trước từ bên A.
- Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này sẽ tiếp tục có hiệu lực đầy đủ cho đến khi có một trong các sự kiện sau đây xảy ra tùy sự kiện nào xảy ra sớm hơn: (a) Bên B hoàn tất dịch vụ mà Bên A yêu cầu, hoặc (b) do Bên A và Bên B thỏa thuận chấm dứt. Thời Hạn có thể được gia hạn thêm một khoảng thời gian nữa theo sự thỏa thuận giữa Các Bên.
Điều 6. Những điều khoản và điều kiện chung
- Bên B cung cấp các dịch vụ pháp lý không chỉ theo các quy định được nêu tại Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này mà còn theo [...] của Bên B, và được xem như là một phần không tách rời của Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý và có hiệu lực cùng lúc với Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý.
- Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bất kỳ điều khoản nào của Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này và (các) điều khoản tương tự trong […] của Bên B, các điều khoản tương ứng của Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này sẽ được ưu tiên áp dụng.
Điều 7. Các điều khoản khác
- Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý, những điều khoản không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này và các văn bản hướng dẫn của các luật đó.
- Nếu có bất kỳ điều khoản nào của Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này không thể thi hành được toàn bộ hay từng phần vì bất kỳ lý do gì, phần còn lại của Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý sẽ được tách rời và vẫn giữ nguyên hiệu lực.
- Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên bằng một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng lời nói trong phạm vi mà các bên thực hiện thỏa thuận đó.
- Nếu phát sinh tranh chấp về Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
BÊN A
(Chức vụ)
(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
BÊN B
(Chức vụ)
(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Lưu ý: Mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý trên đây chỉ mang tính tham khảo, các tổ chức hành nghề luật sư cần có sự nghiên cứu kỹ để hoàn thiện Mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý sao cho phù hợp với đặc điểm của tổ chức.
Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về việc soạn thảo các loại hợp đồng, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.