Giao kết hợp đồng bằng phương pháp truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức mới chính là giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 và nền kinh tế số phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Bằng việc chuyển đổi sang hình thức giao kết thông qua hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian vận hành, tối ưu các chi phí hành chính, rút ngắn được thời gian giao dịch kinh doanh, dễ dàng hơn trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin với khách hàng cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Trong lĩnh vực quản trị – nhân sự, Hợp đồng điện tử cũng trở thành công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ đàm phán, ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người lao động trở nên thuận tiện và hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mặc dù Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 2005, kể từ đó đến nay rất nhiều hợp đồng, giao dịch đã được thực hiện qua phương thức điện tử nhưng chưa quá phổ biến. Thêm vào đó, Hợp đồng lao động điện tử (E-Labour Contract) cũng mới được giới thiệu lần đầu trong Bộ luật lao động 2019 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021. Vì thế, không ít người có nhiều trăn trở, thắc mắc liên quan đến hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng lao động điện tử nói riêng.
Ngày 14/10/2022 vừa qua, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hợp đồng lao động điện tử: Tính pháp lý và các bước triển khai trên thực tế” đã diễn ra trọn vẹn và sôi nổi với sự quan tâm và tham gia của hơn 500 khách là các lãnh đạo, nhà quản trị, cán bộ nhân sự…của các doanh nghiệp, tổ chức. “Hợp đồng lao động điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động: từ pháp lý đến thực thi”, đã diễn ra trọn vẹn và sôi nổi với sự quan tâm và tham gia của đại diện Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội, Công ty Luật Phuoc & Partners cùng đại diện của các doanh nghiệp: Tiki, 30Shine, FPT IS để cùng cách số hóa quy trình tiếp nhận nhân sự.
Tại hội thảo, các thắc mắc như: Liệu khi xuất trình HĐ điện tử với cơ quan nhà nước, không xuất được HĐ điện tử mà in giấy thì được không? NSDLĐ sử dụng chữ ký số, còn NLĐ sử dụng chữ ký sống (truyền thống) thì HĐLĐ có hiệu lực hay không? Rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động khi ký kết HĐLĐ điện tử sẽ như thế nào?…Cùng nhiều thắc mắc khác đã được các chuyên gia giải đáp cùng sự chia sẻ những kinh nghiệm triển khai thực tế từ phía các doanh nghiệp như Tiki, 30Shine.
Hiện nay, mặc dù vẫn tồn tại một số vướng mắc trong quá tình triển khai thực hiện áp dụng Hợp đồng điện tử như sự chưa đồng bộ chấp nhận HĐ điện tử của các cơ quan, tổ chức khác nhau, điều kiện thích nghi khác nhau với giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và cá nhân, sự khó khăn trong quá trình chứng thực chữ ký điện tử, Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tính tiện lợi và sự phát triển tiềm năng của hợp đồng điện tử trong tương lai trong bối cảnh hiện nay chính phủ đã định hướng phát triển và dần xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc ứng dụng hợp đồng điện tử một cách phổ biến tại Việt Nam . Vậy nên, việc các doanh nghiệp và người lao động quan tâm, tìm hiểu về hợp đồng điện tử và có những chiến lươc xa hơn sao cho đảm bảo tính hệ thống và tính hợp pháp để chuẩn bị cho sự thay đổi việc giao kết bằng hợp đồng từ truyền thống sang điện tử sẽ được xem là xu hướng tất yếu trong thời gian sắp tới.