Trong kinh doanh, không ít doanh nghiệp mắc phải vấn đề phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, có những doanh nghiệp đã tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực cho việc thu hồi các khoản nợ này.
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cách thức để thu hồi nợ xấu được cung cấp bởi các công ty luật uy tín nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi lại khoản nợ và đạt được hiệu quả cao.
Trước khi nói đến các phương thức thu hồi nợ, cần phải kể đến cách thức phân loại nợ. Có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ dựa trên tính chất của các loại nợ. Trên thực tế, có 2 loại nợ bao gồm:
- Nợ có tài sản bảo đảm: Nợ có tài sản bảo đảm là khoản nợ được bảo đảm thanh toán bằng các phương thức bảo đảm được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ… Trên thực tế, đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm thì khả năng thu hồi sẽ cao hơn do nếu không thanh toán khoản nợ, bên vay nợ hoặc bên thứ ba sẽ không còn quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Nợ không có tài sản bảo đảm: Nợ không có tài sản bảo đảm là khoản nợ không được bảo đảm thanh toán bằng bất kỳ tài sản nào. Chính vì vậy, khoản nợ này thường được xem là nợ khó đòi (nợ xấu) trong trường hợp bên vay nợ không có ý định thanh toán thì công tác thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cần áp dụng các biện pháp pháp lý phù hợp để thu hồi khoản nợ này hiệu quả.
Các phương thức thu hồi nợ thường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm phương thức ngoài Toà án và phương thức thu hồi nợ thông qua Toà án hay trọng tài.
- Về phương thức thu hồi nợ ngoài Toà án, cụ thể là đàm phán và hoà giải, các phương thức này là phương thức được ưu tiên sử dụng khi bắt đầu tiến hành thực hiện công tác thu hồi nợ bởi vì đây được xem là phương thức nhanh chóng và ít tốn kém chi phí nhất. Bằng phương thức này, các bên trong tranh chấp sẽ tiến hành đàm phán, thương lượng để tìm ra cách thức xử lý phù hợp nhất đối với khoản nợ tùy theo khả năng thực tế của các bên.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc đàm phán, thương lượng có đạt được hay không phần lớn là dựa trên ý chí tự nguyện và mong muốn của các bên. Bên cạnh phương thức đàm phán và thương lượng, trọng tài cũng được xem là một phương thức thu hồi nợ đối với các tranh chấp thương mại. Phương thức này cũng được sử dụng phổ biến bởi tính linh hoạt, nhanh chóng và bảo đảm bí mật về hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp trên thương trường. - Về phương thức thu hồi nợ thông qua Toà án, phương thức này thường được áp dụng đối với các khoản nợ khó đòi (nợ xấu) vì cần có những biện pháp pháp lý khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn bên vay nợ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý là việc thu hồi nợ qua Toà án chỉ được thực hiện sau khi bên cho vay đã cố gắng tiến đến một thỏa thuận với bên vay. Phương thức này đòi hỏi bên cho vay phải tập hợp đầy đủ các chứng cứ pháp lý và đương nhiên sẽ tốn về thời gian lẫn chi phí Tòa án.
Có thể bạn quan tâm: 6 cách thu hồi nợ khó đòi
Nếu đang có khó khăn trong việc tìm một dịch vụ luật sư liên quan vấn đề thu hồi nợ hiệu quả. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng một dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả.
Xem dưới định dạng PDF