Công Ty Luật Phước và Các Cộng Sự

HỢP ĐỒNG KINH TẾ HAY HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

hopdongkinhtevathuongmai

Trong bối cảnh hiện nay, Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại vẫn còn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cá nhân bởi lẽ họ không biết nên đặt tên cho hợp đồng có mục đích sinh lợi là Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại hay phân vân không biết văn bản pháp luật nào sẽ điều chỉnh cho quan hệ theo hợp đồng này khi mà trên các trang mạng tìm kiếm vẫn còn tồn tại nhiều mẫu hợp đồng kinh tế căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Trước thực trạng này, bài viết Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại ra đời nhằm góp phần cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cái nhìn tổng quan để có thể áp dụng đúng văn bản pháp luật.

  1. Vấn đề thứ nhất, Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại

Khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực, khái niệm “hợp đồng kinh tế” cũng không còn được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật ra đời sau, như Bộ luật Dân sự 1995, 2005 và 2015, Luật Thương mại 1997 và 2005. Như vậy, khi giao kết hợp đồng thì các bên nên sử dụng Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mạiCó ý kiến cho rằng, trong trường hợp không biết gọi tên hợp đồng như thế nào, các bên chỉ cần để tiêu đề “Hợp đồng” là được. Điều này là không sai nhưng lại chưa đủ, bởi lẽ tên gọi của hợp đồng không thể hiện được nội dung khái quát của hợp đồng, cũng như khiến cho bên thứ ba cảm thấy các bên không chuyên nghiệp. Như vậy, giữa Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại, lựa chọn phù hợp nhất chính là sử dụng các loại hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại hiện hành hay các luật chuyên ngành khác phù hợp với mục đích của các bên giao kết hợp đồng. Theo đó, có thể kể đến một số hợp đồng thông dụng được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, hợp đồng hợp tác, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng ủy quyền; hoặc nếu các bên đều là thương nhân, hoặc một bên là thương nhân và một bên không phải là thương nhân, thì các bên có thể sử dụng các loại hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005 như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ (nói chung), hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ quá cảnh, hợp đồng nhượng quyền thương mại… Ngoài các loại hợp đồng thông dụng nêu trên, còn có các loại hợp đồng được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành khác như: hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ pháp lý,…

  1. Vấn đề thứ hai, căn cứ pháp lý và hiệu lực pháp lý của các căn cứ được thể hiện trên hợp đồng

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần lưu ý rằng, việc đặt tên Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại cũng như là các căn cứ nêu trong hợp đồng rất quan trọng. Mặc dù tên hợp đồng hay căn cứ pháp lý áp dụng có sai đi chăng nữa, trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì điều này không làm ảnh hưởng đến quyết định của cơ quan tài phán. Nhưng nếu đặt tên đúng và sử dụng căn cứ pháp lý đúng sẽ giúp các bên trong hợp đồng bước đầu nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình.

Trên đây là một số nội dung khái quát về Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại. Trong quá trình hoạt động thương mại, nếu Quý Khách hàng gặp bất kỳ khó khăn trong việc soạn thảo hoặc rà soát Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Sở Hữu Trí TuệLao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả đến Quý Khách hàng.

Exit mobile version