Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại diễn ra thường xuyên giữa các thương nhân trong và ngoài nước. Nhưng không phải thương nhân nào cũng có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi thực hiện các hoạt động thương mại.
Muốn thực hiện được điều này, trước khi thực hiện các hoạt động thương mại, các thương nhân nên ký kết Hợp đồng thương mại để làm rõ các công việc, nhiệm vụ, quyền lợi của các bên để tránh các xung đột lợi ích về sau. Vậy thế nào là Hợp đồng thương mại và khi soạn thảo Hợp đồng thương mại cần phải lưu ý các vấn đề gì?
Luật Thương mại hiện hành không có quy định cụ thể khái niệm “Hợp đồng thương mại”, nhưng từ định nghĩa về “Hợp đồng” trong Bộ luật Dân sự, có thể hiểu Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến hoạt động thương mại.
Nội dung cơ bản của Hợp đồng thương mại cần có các điều khoản cơ bản sau: Chủ thể ký kết Hợp đồng; Đối tượng của hợp đồng bao gồm hàng hóa, sản phẩm mua bán hay dịch vụ cung cấp; Giá, phương thức và tiến độ thanh toán; Thời hạn, địa điểm, cách thức mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; phương thức giao nhận hàng hóa sản phẩm/dịch vụ; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; và Phương thức giải quyết tranh chấp; Hiệu lực hợp đồng.
Ngoài các nội dung cơ bản trên, các bên có thể thêm các điều khoản về thói quen, tập quán trong thương mại để phù hợp với thực tế và văn hóa của các bên, luật điều chỉnh, ngôn ngữ, các trường hợp bất khả kháng, và các điều khoản khác không trái với quy định pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội.
Các nội dung thỏa thuận đầy đủ và chi tiết sẽ tạo nên hợp đồng thương mại hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu của các bên. Hợp đồng thương mại là tiền đề xác lập và điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên, là cơ sở ràng buộc quyền hạn và nghĩa vụ của các bên. Do đó, hợp đồng quy định càng chi tiết thì các bên càng dễ dàng thực hiện công việc, tránh mất thời gian và nhập nhằng về trách nhiệm khi có sự kiện tranh chấp xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: 4 lý do nên thuê luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu các bên muốn quy định bổ sung điều khoản thì các bên có thể ký các phụ lục hợp đồng để ghi nhận việc quy định bổ sung này. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực cùng với hợp đồng chính và không được trái với nội dung của hợp đồng, nếu điều khoản này được các bên đồng ý thì xem như điều khoản này được sửa đổi. Để tránh các tranh chấp về sau, các bên nên lập phụ lục hợp đồng bằng văn bản và có sự xác nhận của người có thẩm quyền của các bên.
Nếu đang khó khăn trong việc tìm một công ty luật chuyên về thực hiện hợp đồng thương mại. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ thực hiện Hợp đồng thương mại cho quý khách hàng một cách hiệu quả và tốt nhất.
Xem dưới định dạng PDF