Công Ty Luật Phước và Các Cộng Sự

Quy Trình, Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

quy-trinh-thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là “sổ đỏ”) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi lẽ chứng thư này không chỉ giúp khẳng định quyền của các chủ thể đối với đất và tài sản gắn liền với đất mà còn là một căn cứ giá trị trong trường hợp tranh chấp đất đai (một loại tranh chấp vô cùng phổ biến và phức tạp) xảy ra. Bài viết này sẽ làm rõ quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hồ sơ cần thiết cho quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm[1] (i) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK2; và (ii) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)).

Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Khi thực hiện quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người nộp hồ sơ được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ[2], cụ thể:

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 1. Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ để thực hiện quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết

Trong giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi UBND cấp huyện quyết định cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào Sổ địa chính và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã. Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.

Thời hạn thực hiện quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh quy định[3], nhưng cần đảm bảo:

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 8.1 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

[2] Điều 7.9 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

[3] Điều 2.40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Exit mobile version