Công Ty Luật Phước và Các Cộng Sự

Tài sản thế chấp có được phép thay đổi hay không?

tai-san-the-chap-co-duoc-phep-thay-doi-hay-khong

Hiện nay, có không ít trường hợp các bên trong hợp đồng thế chấp tài sản mong muốn thay đổi tài sản thể chấp vì nhiều lý do, chẳng hạn muốn bán tài sản thế chấp vì đang được giá (ví dụ nhà đất) hoặc có nguy cơ hư hỏng (ví dụ như hàng hóa tiêu dung) và thay bằng tài sản thế chấp khác, hoặc tài sản thế chấp có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ bảo đảm nên có thể thay bằng tài sản thế chấp khác có giá trị thấp hơn vv…

Có thể bạn quan tâm

Tài sản khi bị thế chấp sẽ có những hướng xử lý ra sao?

 

Vậy hiện nay, quy định pháp luật có cho phép các bên thay đổi tài sản thế chấp không? Bài viết sau đây sẽ phân tích cho bạn câu trả lời.

Điều 321, khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp: Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Ví dụ như, công ty A vay tiền từ ngân hàng B với tài sản thế chấp cho khoản vay là một khối lượng hàng hóa công ty A sản xuất ra để bán cho đối tác.

Trường hợp này A có quyền bán tài sản thế chấp này cho khách hàng hoặc đối tác mà không cần ngân hàng B đồng ý.

Tuy nhiên, quyền đòi nợ khách hàng hoặc số tiền thu được từ việc bán hàng đó sẽ trở thành tài sản thế chấp thay thế, và nếu A không thanh toán khoản nợ cho ngân hàng đúng hạn thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp mới này.

Ngoài ra, đối với trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

Đối với các tài sản thế chấp khác không thuộc trường hợp trên, bên thế chấp có quyền thay đổi tài sản thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

Lúc này, tài sản thế chấp sẽ là tài sản thế chấp mới theo thỏa thuận của hai bên. Nếu việc thế chấp tài sản giữa hai bên phải đăng ký tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì các bên còn phải thực hiện các thủ tục thay đổi liên quan đến việc đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm.

Ngoài ra bạn đọc nên tham khảo bài viết 4 điều cần nắm rõ khi thế chấp tài sản

Bên cạnh đó, khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thế chấp tài sản, vui lòng liên hệ chúng tôi: P& Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn
Thế chấp tài sản cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Exit mobile version