Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS), việc bán tài sản thế chấp bị giới hạn theo loại tài sản thế chấp, theo thỏa thuận của các bên. Cụ thể, Khoản 8, Điều 320 của BLDS quy định bên thế chấp tài sản không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp:
- Tài sản thế chấp đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
- Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận;
- Được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật (nếu có quy định các điều kiện khác).
Như vậy, bên thế chấp tài sản không được quyền bán tài sản thế chấp nếu tài sản không thuộc các trường hợp được phép bán theo như quy định của BLDS. Trong trường hợp bên thế chấp vi phạm thì giao dịch mua bán tài sản vô hiệu, cũng như bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý tài sản trước hạn theo như Điều 323 BLDS.
Việc tự ý bán tài sản thế chấp ẩn chứa nhiều rủi ro
Ngoài ra, nếu việc tự ý bán tài sản thế chấp trái với quy định nếu gây ra thiệt hại cho bên nhận thế chấp thì bên thế chấp còn phải bồi thường thiệt hại này. Bên cạnh đó, đối với tài sản thế chấp mà pháp luật quy định phải đăng ký tài sản bảo đảm thì việc tự ý bán tài sản này nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp là điều khó khả thi, bởi nếu chưa thực hiện thủ tục giải chấp thì tài sản thế chấp này không được sang tên cho chủ sở hữu mới.
Hơn nữa, thông thường bên nhận thế chấp sẽ giữ các giấy tờ của tài sản thế chấp. Do đó, bên thế chấp chỉ có thể bán trộm tài sản thế chấp (bán bằng giấy tay) vì không có giấy tờ và việc này cũng rất khó kiếm người mua.
Bên thế chấp còn có thể phải đối mặt với hậu quả bị xử lý hình sự. Thực tế có trường hợp, sau khi thế chấp 2 sà lan và 1 tàu kéo cho ngân hàng, bị cáo là bên thế chấp đã bán 2 sà lan để trả nợ, đồng thời làm giả hợp đồng cho thuê sà lan để lấy lý do sà lan đang được cho thuê ở xa nên không thể đưa về cho ngân hàng kiểm tra. Tòa tuyên phạt bị cáo 12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bạn nên tìm kiểu kĩ hơn qua bài viết Tài sản khi bị thế chấp sẽ có những hướng xử lý ra sao
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thế chấp tài sản, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thế chấp tài sản cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
Xem dưới định dạng PDF