Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài như thế nào?
Hiện nay, có hai cách phổ biến để các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài. Thứ nhất là đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống đăng ký nhãn hiệu Madrid và thứ hai là đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại nước ngoài.
Cách 1: Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid tại những quốc gia cùng là thành viên.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau: (Điều 7.1, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)
- Tờ khai theo mẫu;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; và
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về việc nộp lệ phí cho đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid.
Về ngôn ngữ, lưu ý rằng Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tìm hiểu các thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid trước khi tiến hành đăng ký.
Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.
Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục và điều kiện đăng ký còn tùy thuộc vào pháp luật của nước mà nhãn hiệu được đăng ký. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tại mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện, thủ tục và quy trình khác nhau. Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản… hoặc sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.
Có thể bạn quan tâm Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thương hiệu, nhãn hiệu, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thương hiệu, nhãn hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
Xem dưới định dạng PDF