5 điều cần lưu ý trước khi xảy ra tranh tụng về thu hồi nợ
Tất cả các khách hàng đều muốn tập trung vào việc kinh doanh thay vì dành thời gian và công sức để giải quyết các khoản nợ với đối tác. Một trong những phương thức được sử dụng để thu hồi nợ đó chính là thu hồi nợ qua Toà án. Tuy nhiên, đối với quá trình tranh tụng về thu hồi nợ, khách hàng nên lưu ý cân nhắc những điểm dưới đây trước khi tiến hành tranh tụng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
-
Cân nhắc về các mối quan hệ hợp tác kinh doanh
Trong nhiều trường hợp, khách hàng nên hạn chế và cân nhắc kỹ trước khi tranh tụng về thu hồi nợ nếu bên nợ là đối tác kinh doanh lâu năm. Việc tiến hành thủ tục tranh tụng với bên nợ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác kinh doanh của các bên tham gia tranh chấp. Khách hàng nên xem xét kỹ các lợi ích mà khách hàng có thể mất đi trong công việc kinh doanh khi khởi kiện bên nợ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Bởi ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín của các bên trên thị trường. Từ đó làm mối quan hệ hợp tác có những rạn nứt không mong muốn.
-
Lưu ý đến thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ
Khi khởi kiện để thu hồi nợ, khách hàng cần đặc biệt lưu ý để thời hiệu khởi kiện để thu hồi nợ. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà khách hàng có thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, sau khi hết thời hạn này thì khách hàng mất quyền khởi kiện. Theo đó, căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Còn đối với các tranh chấp thương mại, nhìn chung thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp này là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
-
Cân nhắc khả năng thu hồi được nợ
Một vấn đề khác mà khách hàng cần quan tâm sau khi kiện để giải quyết tranh chấp về thu hồi nợ, đó chính là khả năng thu hồi được nợ trên thực tế. Sau khi có bản án của Toà án hoặc phán quyết của Trọng tài thì vấn đề cần quan tâm là khả năng thi hành bản án hoặc phán quyết đó. Bởi lẽ việc có thu hồi được nợ hay không vẫn còn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của bên nợ. Vì vậy trong một số trường hợp cần phải áp dụng các phương pháp thi hành án như lệnh tịch biên tài sản hay biện pháp phá sản doanh nghiệp thì mới có thể thu hồi được các khoản nợ xấu. Cũng lưu ý thêm rằng, trong trường hợp cần thiết thì yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh việc tẩu tán tài sản thực hiện nghĩa vụ của bên nợ.
-
Chi phí phát sinh từ việc tranh tụng thu hồi nợ
Khách hàng cũng nên tính toán đến mức chi phí mà khách hàng có thể chi trả cho công tác thu hồi nợ. Các chi phí này có thể là chi phí luật sư, chi phí toà án hoặc trọng tài (nếu có), phí thi hành án dân sự… Khách hàng hãy chắc chắn rằng các chi phí phát sinh này sẽ là các khoản chi hợp lý để tránh việc lãng phí nguồn lực, tiền bạc mà vẫn không thu hồi được nợ.
-
Tìm và chọn lựa luật sư tranh tụng uy tín trong lĩnh vực dịch vụ luật sư thu hồi nợ
Khách hàng nên tìm kiếm và lựa chọn các luật sư thu hồi nợ giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong các vụ việc tranh tụng về thu hồi nợ. Bởi vì các luật sư thu hồi nợ sẽ đưa ra cho khách hàng một chiến lược thu hồi nợ hợp lý và hiệu quả với nhu cầu của bạn.
Nếu đang có khó khăn trong việc tìm một dịch vụ luật sư thu hồi nợ hiệu quả. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng một dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả.
Click LINK sau ĐÂY để xem định dạng PDF