Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

giaiquyettranhchaphopdong

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Chúng ta đều biết rằng hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự[1], được xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện. Trên thực tế, có không ít các mâu thuẫn xảy ra do quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp được tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng từ những chuyên gia pháp luật được xem là một trong các lựa chọn giải quyết tranh chấp thích hợp nhất.

Bài viết tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ đưa ra những điểm cần lưu ý để giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  1. Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng về phương thức giải quyết tranh chấp

Quan hệ hợp đồng thường gắn với lợi ích, và tranh chấp xảy ra cũng thường liên quan mẫu thuẫn về lợi ích giữa các bên. Khi đó, để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên cần tìm phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tình huống tranh chấp. Thông thường sẽ có bốn phương thức giải quyết tranh chấp, là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Khi tranh chấp xảy ra, các bên trong hợp đồng nên cùng ngồi lại, thương lượng với nhau để tìm ra được cách giải quyết phù hợp. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên lựa chọn bởi tính linh hoạt và mềm dẻo. Tuy nhiên, các bên nên có luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong quá trình thương lượng để đi đến một thỏa thuận chung có lợi nhất.

Khác với thương lượng, hòa giải có sự xuất hiện của bên thứ ba, là người trung gian hòa giải. Họ sẽ đưa ra các đề nghị nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên để tranh chấp có thể giải quyết nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Nếu việc tự giải quyết với nhau không đem lại hiệu quả thì các bên có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan tài phán: trọng tài hoặc tòa án. Tòa án có thể giải quyết mọi tranh chấp (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Trọng tài); Trọng tài thì chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại khi mà các bên có thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật[2]. Các tranh chấp được giải quyết thông qua cơ quan tài phán sẽ mất nhiều thời gian do phải thực hiện theo quy trình tố tụng chặt chẽ và thông thường sẽ cần đến sự hỗ trợ của các luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  1. Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng về nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Khi tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng, các bên cần lưu ý đến những nguyên tắc chung sau:

  • Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Theo đó, các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, cơ quan giải quyết tranh chấp, luật áp dụng…được ghi trong hợp đồng sẽ được ưu tiên áp dụng khi có tranh chấp xảy ra nếu sự thỏa thuận này không trái với các quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân, tổ chức xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện và không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trên đây là một số nội dung khái quát về  vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ  vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Sở Hữu Trí TuệLao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả đến Quý Khách hàng.

[1] Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 2, 5, 6 Luật Trọng tài thương mại 2010