Quy Định Của Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Tàu Biển Mới Nhất
Tàu biển là một trong những tài sản phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đăng ký quyền sở hữu tài biển không được quy định thành một chế định pháp luật riêng, mà được bao hàm trong chế định pháp luật về đăng ký tàu biển. Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2015 và Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2020, có hiệu lực từ 15 tháng 9 năm 2020.
-
Các hình thức đăng ký tàu biển theo thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất
- Đăng ký tàu biển không thời hạn;
- Đăng ký tàu biển có thời hạn;
- Đăng ký thay đổi;
- Đăng ký tàu biển tạm thời;
- Đăng ký tàu biển đang đóng;
- Đăng ký tàu biển loại nhỏ.
-
Các loại tàu biển phải đăng ký theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất
Theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất, không phải tất cả các loại tàu biển đều phải đăng ký. Việc đăng ký tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam chỉ áp dụng với các loại tàu biển sau đây:
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên.
Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20m trở lên.
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển bên trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài, bao gồm tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
-
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam theo thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất
Theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất, tàu biển khi đăng ký phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu biển.
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển.
- Tên gọi riêng của tàu biển. Tên tàu biển phải được Cơ quan đăng ký tàu biển chấp thuận theo thủ tục đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển.
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời.
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ.
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điểu kiện quy định trên đây, phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
-
Mỗi hình thức đăng ký tàu biển có quy định riêng, yêu cầu về hồ sơ và tài liệu cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các hình thức đăng ký này đều được tiến hành theo thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sở hữu tàu chuẩn bị hồ sơ đăng ký tàu biển tùy thuộc vào hình thức đăng ký.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức khác phù hợp.
- Bước 3: Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ.
- Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo đúng thời gian quy định.
- Trong trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính.
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký tàu biển mới nhất. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về vấn đề liên quan đến pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.